Giỏ hàng mini

Hiện bạn không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Vào giỏ hàng

Phép đo niệu động học chẩn đoán rối loạn đi tiểu ở trẻ em

Thời gian đăng: 16-06-2016 14:18 | 824 lượt xemIn bản tin

Cập nhật: 14/02/2012

 


Rối loạn đi tiểu là một trong những lý do thường gặp khiến cha mẹ dẫn trẻ đến khám tại phòng khám Thận. Biểu hiện của rối loạn đi tiểu thường đa dạng và được xem là bất thường nếu trẻ đã lớn hơn 5 tuổi và bao gồm:
 

      . Tiểu dầm : hiện tượng thoát nước tiểu không tự chủ khi bé ngủ vào ban đêm

      . Tiểu nhiều lần: khi trẻ đi tiểu nhiều hơn 7 lần mỗi ngày

      . Tiểu ngập ngừng: khi trẻ phải đợi một thời gian mới có thể bắt đầu tiểu được.

      . Tiểu ngắt quãng: hiện tượng dòng nước tiểu của trẻ không liên tục

      . Tiểu không tự chủ: hiện tượng thoát nước tiểu không theo ý muốn của trẻ

      . Tiểu gấp: hiện tượng trẻ không thể nhịn tiểu, khi có cảm giác mắc tiểu là phải đi tiểu ngay

 


Các thay đổi này về việc đi tiểu có thể lúc đầu chỉ gây những ảnh hưởng nhỏ liên quan đến vấn đề sinh hoạt của trẻ cho đến những hậu quả nghiêm trọng hơn, nhất khi đây là những triệu chứng khởi đầu của các bất thường quan trọng khác cần được chẩn đoán sớm.
 

  Theo các nghiên cứu khác nhau trên thế giới, có đến 5 đến 10% trẻ trên 5 tuổi có rối loạn đi tiểu. Thông thường lúc 2 tuổi, trẻ bắt đầu cảm nhận được cảm giác căng đầy của bàng quang và bắt đầu từ đó trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu vào ban ngày. Từ 5 tuổi trở lên trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu cần phải được đưa đến bác sĩ để thăm khám.
 

 Các nhà lâm sàng chia ra 3 nhóm nguyên nhân chính gây rối loạn đi tiểu: (1) nhóm có bất thường về cấu trúc đường tiết niệu, (2) nhóm có bất thường về thần kinh kiểm soát việc đi tiểu và (3) nhóm trẻ rối loạn đi tiểu đơn thuần và không có bất thường nào. Đối với từng nhóm nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những cách điều trị khác nhau.
 

Nhóm trẻ rối loạn đi tiểu không có bất thường về cấu trúc đường niệu hoặc thần kinh kiểm soát việc đi tiểu chiếm tỉ lệ cao tại các phòng khám Thận nhi. Triệu chứng chính của nhóm này là tiểu không kiểm soát ban ngày, tiểu dầm ban đêm và nhiễm trùng tiểu tái phát.
 

Sau 5 tuổi, các nguyên nhân có thể gây tiểu dầm là: dung tích bàng quang nhỏ, cảm giác bàng quang chưa hòan chỉnh, ức chế việc kiểm soát khi ngủ say, tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm, tăng hoạt động cơ bàng quang và nguyên nhân tâm lý.
 

 Nếu rối loạn đi tiểu mới xảy ra trong thời gian ngắn thường liên quan đến nguyên nhân tâm lý. Bất cứ sự cố nào gây “stress” đối với trẻ cũng có thể gây rối loạn đi tiểu. Sau khi loại trừ nguyên nhân tâm lý, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và đưa ra một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và theo dõi điều trị trong đó quan trọng là phép đo niệu động học.

Niệu động học là phương pháp quan trọng để đánh giá chức năng của đường tiểu dưới, bao gồm bàng quang, cơ thắt cổ bàng quang và niệu đạo. Kỹ thuật này đã phát triển từ những năm 1970 và được ứng dụng rộng rãi trên người lớn và trẻ em ở nhiều nước trên thế giới. Phương pháp này khảo sát về động học của đường tiểu dưới, nghĩa là tìm hiểu về chức năng vận hành của các cơ quan này từ đó giúp bác sĩ biết “công việc” chứa đựng và đào thải nước tiểu của bàng quang và cơ thắt hoạt động ra sao. Niệu động học bao gồm nhiều phép đo khác nhau để tìm hiểu đầy đủ các chức năng khác nhau trong việc đi tiểu. Sau khi tổng hợp hình ảnh của nhiều phép đo này, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây rối loạn đi tiểu là do bàng quang, niệu đạo, cơ thắt cổ bàng quang hay do sự hoạt động không đồng bộ của các cơ quan này. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh lý cụ thể.
 

Máy đo niệu động học

   
Bệnh viện Nhi Đồng 1 là nơi đầu tiên và duy nhất của khu vực phía nam thực hiện kỹ thuật nầy ở trẻ em.

  
Đây là một xét nghiệm có tính an toàn cao, hiếm khi gây biến chứng nghiêm trọng cho trẻ. Trẻ có thể ăn, uống, sinh hoạt bình thường sau khi đo niệu động học.

 
Thời gian đo niệu động học có thể kéo dài khoảng 1 giờ, được tiến hành theo thứ tự sau:

     
1. Đầu tiên, trẻ sẽ được đi tiểu vào một bồn tiểu đặc biệt để đo lượng nước tiểu và tốc độ dòng tiểu. Sau đó, bác sĩ sẽ đặt ống thông tiểu để đánh giá lượng nước tiểu tồn đọng trong bàng quang sau khi trẻ tiểu xong.

     
2. Tiếp theo, trẻ sẽ được nằm trên giường và được đặt một ống thông nhỏ vào đường tiểu nhằm đánh giá tình trạng co giãn của bàng quang và áp lực bàng quang bằng cách bơm  một lượng nước xác định vào trong bàng quang. Trong quá trình thực hiện, trẻ có thể được hỏi về cảm giác mắc tiểu hoặc  yêu cầu ho hay rặn  nhằm  đánh giá mức áp lực gây rỉ nước tiểu.

     
 3. Một ống thông khác được đặt vào hậu môn trẻ để đo áp lực ổ bụng nhằm gián tiếp đánh giá áp lực cơ bàng quang.

      
4. Cuối cùng, ống thông tiểu (cùng ống thông hậu môn) sẽ được rút ra thật chậm  nhằm  đo áp lực niệu đạo. Trẻ sẽ được yêu cầu tiểu vào bồn tiểu để đo dòng nước tiểu nếu chưa được làm trước đó.

 
  Tuy nhiên, một số rất ít trường hợp có thể có tiểu máu (nước tiểu có màu hồng), tuy nhiên, triệu chứng này sẽ hết trong vòng vài ngày và trẻ cần phải được uống nhiều nước. Nếu triệu chứng tiểu máu nặng hơn,  đau bụng hoặc sốt, lạnh run thì nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ điều trị.

   
Rối loạn đi tiểu không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ mà đôi khi còn có những hậu quả nghiêm trọng hơn về sau. Thông thường, phụ huynh thường la mắng, phạt hoặc thậm chí đánh trẻ khi thấy trẻ có biểu hiện ướt quần vào ban ngày hoặc ban đêm. Tuy nhiên, những cách ứng xử như vậy chỉ gây cho trẻ sự hoảng sợ mà không giúp cho trẻ giải quyết được vấn đề. Do vậy, khi trẻ trên 5 tuổi mà có những biểu hiện rối loạn đi tiểu các bậc phụ huynh cần mang trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

 

 

Ri lon đi tiu và phép đo niu đng hc tr em

 

 

Những biểu hiện của rối loạn đi tiểu ở trẻ em bao gồm lọai sau:

      · Tiểu không tự chủ: trẻ không có khả năng kiểm soát việc đi tiểu

      · Tiểu khó: tiểu đau, tiểu rát hoặc khó đi tiểu

      · Tiểu dầm: tiểu không kiểm soát khi trẻ đang ngủ

      · Tiểu gấp: trẻ tiểu són ra quần ngay khi có mắc tiểu

      · Tiểu nhiều lần: tiểu > 1 lần mỗi giờ

      · Tiểu ít lần: số lần đi tiểu < 3 lần mỗi ngày.

   Các thay đổi này về việc đi tiểu có thể chỉ ảnh hưởng ít đến vấn đề sinh hoạt của trẻ cho đến những hậu quả nghiêm trọng hơn như : nhiễm trùng tiểu tái phát, viêm đài bể thận cấp, thận ứ nước, Trào ngược bàng quang niệu quản và cuối cùng nếu không điều trị triệt để sẽ dẫn đến  suy thận.

   Theo các nghiên cứu khác nhau trên thế giới, có đến 5 đến 10% trẻ trên 5 tuổi có rối loạn đi tiểu. Khi được 2 tuổi, trẻ bắt đầu cảm nhận được cảm giác đầy bàng quang và bắt đầu từ đó trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu vào ban ngày. Từ 5 tuổi trở lên trẻ có thể kiểm soát được việc đi tiểu như người lớn. Do vậy, trẻ trên 5 tuổi mà chưa kiểm soát được việc đi tiểu cần phải được đưa đến bác sĩ để được thăm khám.

   Các nhà lâm sàng chia ra 3 nhóm nguyên nhân chính gây rối loạn đi tiểu như sau: (1) nhóm có bất thường về cấu trúc đường niệu, (2) nhóm có bất thường về thần kinh kiểm soát việc đi tiểu và (3) nhóm trẻ rối loạn đi tiểu mà không có bất thường nào. Đối với từng nhóm nguyên nhân, các bác sĩ sẽ có những cách điều trị khác nhau.

   Nhóm trẻ rối loạn đi tiểu không có bất thường về cấu trúc đường niệu hoặc thần kinh kiểm soát việc đi tiểu chiếm tỉ lệ cao tại các phòng khám Thận nhi. Triệu chứng chính của nhóm này là tiểu không kiểm soát ban ngày, tiểu dầm ban đêm và nhiễm trùng tiểu tái phát.

   Sau 5 tuổi, các nguyên nhân gây tiểu dầm là: dung tích bàng quang nhỏ, không có khả năng cảm nhận việc làm đầy bàng quang, khả năng kiểm sóát việc đi tiểu giảm khi ngủ say, tăng sản xuất nước tiểu vào ban đêm, tăng hoạt động cơ bàng quang và nguyên nhân tâm lý. Rối loạn đi tiểu mới xảy ra trong thời gian ngắn thường liên quan đến nguyên nhân tâm lý. Bất cứ sự cố nào gây “stress” đối với trẻ cũng có thể gây rối loạn đi tiểu. Sau khi loại trừ nguyên nhân tâm lý, các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và đưa ra một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán và theo dõi điều trị, trong đó quan trọng là phép đo niệu động học

   Phép đo niệu động học dùng để khảo sát sự hoạt động của đường tiểu dưới bao gồm bàng quang, niệu đạo và cơ thắt cổ bàng quang. Phép đo này giúp bác sĩ biết “công việc” chứa đựng nước tiểu và thải nước tiểu của bàng quang và cơ thắt hoạt động ra sao. Niệu động học bao gồm nhiều phép đo khác nhau để tìm hiểu đầy đủ các chức năng khác nhau trong việc đi tiểu. Sau khi tổng hợp hình ảnh của nhiều phép đo này, bác sĩ sẽ xác định được nguyên nhân gây rối loạn đi tiểu là do bàng quang, niệu đạo, cơ thắt cổ bàng quang hay do sự hoạt động không đồng bộ của các cơ quan này. Từ đó, bác sĩ sẽ có hướng điều trị phù hợp cho từng bệnh lý cụ thể.

   Rối loạn đi tiểu là vấn đề thường gặp ở trẻ em. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ mà đôi khi còn có những hậu quả nghiêm trọng hơn về sau. Thông thường, phụ huynh thường la mắng, phạt hoặc thậm chí đánh trẻ khi thấy trẻ có biểu hiện ướt quần vào ban ngày hoặc ban đêm. Tuy nhiên, những cách ứng xử như vậy chỉ gây cho trẻ sự hoảng sợ mà không giúp cho trẻ giải quyết được vấn đề. Do vậy, khi trẻ trên 5 tuổi mà có những biểu hiện rối loạn đi tiểu,các bậc phụ huynh nên mang trẻ đến các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán sớm và điều trị phù hợp.

Nguồn tham khảo:

BS. Huỳnh Thoại Loan
BS. Lê Khánh Diệu    
www.nhidong.org.vn

 

Bình luận

Thống kê