Giỏ hàng mini

Hiện bạn không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Vào giỏ hàng

Hẹp niệu đạo là bệnh như thế nào

Thời gian đăng: 03-12-2020 11:53 | 277 lượt xemIn bản tin

 

Theo nghiên cứu của Giáo sư Nguyễn Bửu Triều: Hẹp niệu đạo là một biến chứng thường gặp do một số bệnh bẩm sinh và bệnh mắc phải gây nên. Niệu đạo trước và niệu đạo sau đều có thể bị chít hẹp một phần hay toàn bộ trên một đoạn dài hay ngắn, là một biến chứng nặng. Hẹp niệu đạo thường diễn biến phức tạp, gây viêm sinh dục và tiết niệu, đặt biệt có thể đe dọa chức năng thận. Mặt khác, việc điều trị thường khó khăn và nhiều khi không đem lại kết quả nhưng mong muốn, nếu xử lí không kịp thời và đúng quy cách. Vì vậy, có nhiều tiến độ đáng kể về nội soi và phẫu thuật tạo hình, việc điều trị hẹp niệu đạo vẫn còn là vấn đề thời sự.

Hẹp niệu đạo gặp ở tất cả các lức tuổi, tuy nhiên ở nam giới nhiều hơn. Ở trẻ em, thường do các dị tật bẩm sinh ở niệu đạo. trong khi các bệnh mắc phải là nguyên nhân chủ yếu ở người lớn. Ở các nước đang phát triển, tần số biến chứng này khá cao, do các di chứng của các bệnh viêm nhiễm sinh dục – tiết niệu và hậu quả của chấn thương . Ở các nước kĩ nghệ phát triển, hẹp niệu đạo do điều trị ngày càng tăng và chiếm vị trí hàng đầu. Ở nữ giới, bệnh lí nhiễm khẩn sinh dục, chán thương do đẻ, do di chứng của một số phẩu thuật phụ khoa cũng có thể gây biến chứng này. Các loại u và ung thư niệu đạo nhưng thường được xếp với các loại u và ung thư sinh dục – tiết niệu.

Hẹp niệu đạo được biết từ lâu. Trong các ngôi mộ của các vua chúa Pharaon, người ta đã tìm thấy các ống nong niệu đạo bằng đồng đặt bên cạnh xác ướp. các bệnh lí về bàng quang và niệu đạo đã được các thầy thuốc Ai Cập, Ấn Độ, Trung Quốc, Hi Lạp, La Mã nói đến nhiều năm trước công nguyên. Nhưng phải đến các công trình của Vesalius ở thế kĩ 16, giải phẩu bộ phận tiết niệu – sinh dục mới được mô tả chi tiết. Năm 1879, Nitze sáng chếsoi niệu đạo có gắn một bóng điện nhỏở đầu trong. Roentgen (1895) đã tìm ra quang tuyến X và nhờ các phương pháp chụp X quang hệ tiết niệu ra đời. Điều trị hẹp niệu đạo, được thực hiện rất sớm, từ các dụng cụ nong bằng sừng, bằng ngà, cho đến ống thông rỗng và đặt bằng kim khí còn được dùng cho đến ngày nay. Maisonneuve (1835) đã sáng chế dụng cụ cắt bên trong lòng niệu đạo và Otis (1872) đã cải tiến dụng cụ này hoàn chỉnh nơn. Sachse (1974) dùng máy soi niệu đạo có dao cắt để mở rộng lòng niệu đạo.

Nhiều phương pháp điều trị bằng tạo hình được đề xuất. Marion và Heitz Boyer (1911) giới thiệu phương pháp nối niệu đạo tận – tận Sôlôvôp (1936) và Badenoch (1950) đã tạo hình niệu đạo tuyến tiền liệt. Bengt Johason (1953) giới thiệu phương pháp tạo hình niệu đạo hai thì bằng vạt da lấy ở bìu và tầng sinh môn. Phương pháp này về sau được Gil Vernet, Turner Warwick, Leadbetter cải tiến. Presnan (1953), Devine và Horton (1963) dùng vạt da rời tạo thành ống niệu đạo trong khi Blandy (1983) chủ trương dùng vạt da có cuống.

Những năm gần đây, các phương pháp chụp X quang, nội soi, niệu động học cho phép phép phát hiện những rối loại chức năng của niệu đạo và nhiều bệnh lí mới gây hẹp niệu đạo như van niệu đạo, niệu đạo đôi, hẹp niệu đạo ở nữ giới, hẹp niệu đạo do điều trị, w.

Nguyên nhân gây hẹp niệu đạo rất đa dạng. Hẹp niệu đạo bẩm sinh ít gặp, có thể xuất hiện ở lỗ sáo hay ở niệu đạo sau của trẻ nam. Lỗ sáo bị chít hẹp như đầu kim, thường gặp ở trẻ em có tật lỗ đái lệnh thấp. Ở trẻ nhỏ hẹp lỗ sao thường do viêm trong thời kì quấn tả lót hay được cắt bao quy đầu quá sớm, vanniệu đạo sau, có cấu tạo bởi các nến viêm mạc ở vùng ụ núi của niệu đạo tuyến tiền liệt cũng có thể xuất hiện ở đoạn cuối niệu đạo. Các công trình của Lyon và Tanagho (1965) cho thấy sự co thắt cơ vân trên cơ sở một vùng xơ gây hẹp.

Hẹp niệu đạo do viêm thường sảy ra ở những nơi điều kiện vệ sinh chưa tốt. phổ biến nhất là các trường hợp viêm niệu đạo do các bệnh lây qua đường sinh dục, trước hết là do bệnh lậu, do vi khuẩn Neisseria gonorrhoeae gây nên. Các loại vi khuẩn khác gồm có Chlamydia trachomatis, ureoplasma urealiticum, staphylococcus saprophyticus, Escherichia coli. Ngoài vi khuẩn, còn có Trichomonas vaginalis, candida albcans, và một số virút. Những loại gây bệnh này thường cộng sinh với N. gonorrhoeae, làm tăng viêm niệu đạo. Hẹp niệu đạo do lậu thường dài, lổn nhổn không đều, như “chuỗi hạt”, nhiều nhất ở niệu đạo tầng sinh môn. thương tổn ở đây không chỉ khu trú ở niêm mạc mà lan tỏa nhanh chóng xuống vật xốp, làm xơ chít nặng hơn. Bên cạnh các bệnh lây bằng đường sinh dục, phải kể đến các bệnh viêm không đặt hiệu xuất phát từ viêm hẹp bao quy đầu, viêm do sỏi kẹt niệu đạo lâu ngày. Lao tiết niệu sinh dục cũng có thể gây chít hẹp niệu đạo kèm theo rò ở tầng sinh môn.

Chấn thương là nguyên nhân lớn thứ hai gây hẹp niệu đạo. Bệnh nhân bị ngã ngồi trên một vật rắn, gây chèn ép niệu đạo tầng sinh môn và bờ dương xương mu làm niệu đạo bị dập hay đứt đôi. Kết quả là hình thành ra một can xơ cản trở lưu thông nước tiểu. Phổ biến hiện nay là các tai nạn giao thông, tai nạn lao động làm vỡ xương chậu kèm theo đứt niệu đạo màng. Có thể gãy Malgaigne, gãy các nghành ngồi mu và chậu mu cả hai bên, toác khớp xương mu thường làm rách cân giữa tầng sinh môn và niệu đạo nên apxe vùng đáy chậu và xơ hoá các tổ chức bị thương tổn. Vết thương niệu đạo do hỏa khí hay các vật nhọn thường gặp trong thời chiến nhiểu hơn thời bình, diễn biến phức tạp vì thương tổn phối hợp, đặc biệt ở bàng quang và trực tràng.

Sau cùng, hẹp niệu đạo do điều trị là mối lo ngại hàng đầu ớ các nước kĩ nghệ phát triển. biến chứng này là hậu quả của sự thiếu quan tâm đúng mức trong khi tiến hành các phẩu thuật nội soi và các biện pháp hồi sức nội ngoại khoa. Theo Chambers, những chấn thương do dụng cụ nội soi, có ống thông niệu đạo đặt lâu ngày gây viêm, cơ thể suy nhược kèm theo nhiễm khuẩn tiết niệu là những yếu tố làm xuất hiện bệnh lí này.

Trên thực tế, bất cứ do nguyên nhân gì, hẹp niệu đạo thường kèm theo viêm tại chỗ và ở các cơ quan phía trên. Tại chỗ, lớp biểu mô niệu đạo bị sừng hoá, lớp dưới niên mạc bị xơ dày, xơ viêm lan tỏa đến vật xốp ở niệu đạo trước. yếu tố này quyết định tiên lượng của bệnh vì một khi vật xốp bị thương tổn, quá trình xơ hoá tiến triển không ngừng , gây chít hẹp hoàn toàn lòng niệu đạo. Ở giai đoạn niệu đạo sau, viêm và xơ hoá mô bao quanh niệu đạo màng cũng gây hậu quả tương tự. Viêm nhanh chóng lan đến cơ quan phía trên, gây viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang và đe dọa chức năng thận. do viêm ngược dòng, sỏi phophat canxi thường xuất hiện ở bàng quang và ở thận.

Trong các biến chứng tại chỗ của hẹp niệu đạo, viêm chung quang niệu đạo thường dẫn đến apxe vùng tầng sinh môn , gây ra những đường rò quang co, khúc khủyu, có khi chụm lại như “tổ ong”hay “vòi hoa sen” hẹp niệu đạo cũng có thể tạo thành túi thừa chứa nước tiểu nhiễm khuẩn và sỏi, nguy hiểm hơn hết là viêm do hẹp có thể gây ung thư niệu đạo. Kaplan (1967) nhận thấy trên 232 ung thư niệu đạo ở nam giới có 35% trường hợp  có hẹp niệu đạo trong tiền sử.

Chẩn đoán hẹp niệu đạo dựa vào lâm sàn, xét nghiêm, X quang và dụng cụ.

Các triệu chứng đái khó, đái nhiều lần xuất hiện sớm sau chấn thương hay phẩu thuật nội soi, nhưng nếu viêm do lậu, bệnh nhân chỉ thấy các biểu hiện sau 8 – 10 năm. Theo bệnh nhân kể, dòng nước tiểu yếu và nhỏ dần, có khi thành hai tia và cuối bãi còn sót từng giọt. Nếu không được điều trị kịp thời, vi6m ngược dòng sẽ xuất hiện gây viêm mào tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, viêm bàng quang, kèm theo nước tiểu vẩn đục. Không ít trường hợp có hiện tượng bí đái hoàn toàn hay không hoàn toàn.

Lúc thăm khám có thể nắn thấy có vùng rắn chắc dọc theo đường đi của niệu đạo. Một số trường hợp có đám bùng nhùng ở tầng sinh môn do apxe hình thành trong quá trình viêm chung quanh niệu đạo. apxe vở ra sẽ tạo thành đường rò niệu đạo, rò đơn độc hay rò nhiều ngóc ngách chụm lại như “tổ ong” hay “vòi hoa sen”.

Để kiểm tra hẹp niệu đạo, có thể dùng loại ống thông bằng kim loại van Buren, hoặc que thăm dò bằng chất dẻo có đầu hình quả ôliu loại 16 (16charrière). Lúc đưa dụng cụ vào thấy vướng và lúc kéo dụng cụ ra, mỗi chỗ hẹp gây một cảm giác “sật” rất đặt biệt ở tay cầm dụng cụ nong có tiết diện lớn hơn. Cần chú ý: chỉ được thăm khám bằng dụng cụ khi không có viêm ở niệu đạo, tuyến tiền liệt hay mào tinh hoàn.

Xét nghiệm nước nước tiểu để nuôi cấy vi khuẩn, làm kháng sinh đồ; định lượng urê và creatinin máu.

Chụp X quang niệu đạo ngược dòng với 20ml dung dịch cản quang pha loãng 20% với nước cất bơm qua lỗ sáo, trên tư thế bệnh nhân nằm nghiêng ¾. Nếu chít hẹp nhiều hay hẹp niệu đạo sau nên chụp niệu đạo xuôi dòng, kết hợp với chụp ngược dòng để đánh giá kích thước và độ hẹp. Nhờ chụp X quang có thể

Phát hiện sỏi, túi thừa bàng quang và niệu đạo .

Soi niệu đạo giúp chẩn đoán những trường hợp khó như van niệu đạo, u niệu đạo và thường được chỉ định đồng thời làm sinh thiết hay điều trị nội soi.

Phương pháp niệu động học giúp cho việc đánh giá mức độ hẹp niệu đạo bằng các đo lưu lượng nước tiểu qua niệu đạo. Bình thường lưu lượng này là 20ml/giây. Nếu chỉ số là 10ml/giây, có sự cản trở dòng nước tiểu. Phương pháp này cũng có tác dụng trong đáng giá kết quả điều trị .

Chẩn đoán phân biệt nhằm loại trừ các bệnh của cổ bàng quang và tuyến tiền liệt (u xơ, ung thư, viêm)

Phòng bệnh cần chú ý trước hết là phòng ngừa các trường hợp có thể gây hẹp do nguyên nhân viêm do điều trị.

Các nguyên nhân viêm có thể hạn chế được nhờ quản lí tốt các bệnh lây bằng đường sinh dục, nhờ hướng dẫn sinh hoạt tình dục lành mạnh. Mặt khác, khi phát hiện bệnh, cần điều trị triệt để chẳng những đối với vi khuẩn N . gonorrhoeae, mà ngay cả các loại cộng sinh khác như . trachomatis, U. urealiticum, T. vaginalis. Cần điều trị các bệnh viêm không đặc hiệu, như viêm chít hẹp bao quy đầu, viêm lỗ sáo để tránh viêm lan truyền vào niệu đạo.

Để tránh hẹp niệu đạo do điều trị, cần có chỉ định đúng trong các phẩu thuật nội soi, cũng như chú ý kĩ thuật đặt ống thông niệu đạo. Những phẩu thuật nội soi kéo dài thời gian, những trường hợp đặt ống thông niệu đạo thời gian dài ngày, quá cở không kèm theo dẫn lưu kín và vô trùng trong những nguy cơ thực sự dễ gây hẹp niệu đạo. Trong nhiều trường hợp , dẫn lưu bàng quang ít gây biến chứng hơn đặt ống thông niệu đạo dài ngày.

Trong chấn thương niệu đạo, tạo hình niệu đạo sớm sẽ hạn chế hẹp , đặc biệt ở trẻ em.

Điều trị bằng một cố biện pháp sau đây.

Nong niệu đạo bằng dụng cụ là phương pháp được sử dụng từ nhiều năm nay, Các loại que nong là quekim loại van Buren, que bằng cgất dẻo, các que nong nhỏ, có xoắn vít với một que nong to hơn.

Làm rộng lòng niệu đạo bằng dụng cụ cắt bên trong Maisonneuve hay Otis. Với phương pháp này, chỉ chỗ hẹp mới bị cắt, chừa lại những đoạn có niêm mạc bình thường. Dụng cụ của Sachse có ống kính để cắt chỗ hẹp dưới sự quan sát của phẩu thuật viên. Sau khi cắt chỗ hẹp, đặt ống thông trong 5 – 7 ngày.

Phẩu thuật tạo hình một thì: cắt chỗ hẹp, nối lại niệu đạo tận – tận ở niệu đạo trước hay niệu đạo sau. Dùng vạt da rời hay cuộc thành ống vá đoạn hẹp dài (Devine - Horton). Dùng vạt da có cuống nuôi dưỡng để vá (Blandy). Lồng niệu đạo trước vào niệu đạo sau (sôlôvôp).

Phẩu thuật tạo hình niệu đạo hai thì, rạch dọc chỗ hẹp và cách bóp tách rộng da bìu làm vật liệu thay thế trong các trường hợp hẹp dài.

Nguyên tắc chỉ điều trị là sử dụng các phương pháp đơn giản trước khi dùng các phương pháp phức tạp hơn. Vì vậy, tiến hành nong niệu đạo, rạch niệu đạo bên trong bằng dụng cụ hay bằng máy nội soi trước khi làm các phẩu thuật tạo hình. Nếu nước tiểu nhiễm khuẩn, viêm niệu đạo, phẫu thuật hai thì dễ thành công hơn phẩu thuật một thì.

Trên thực tế, nong niệu đạo không thể thực hiện được nếu chít hẹp hoàn toàn, viêm niệu đạo, hẹp ở nhiều đoạn.

Phẩu thuật một thì với vạt da có cuống nuôi dưỡng dễ thành công hơn là dùng vạt da rời, khi tổ chức nền xơ chai, kém nuôi dưỡng.

Kết quả phẩu thuật được đánh  giá theo các tiêu chuẩn: bệnh nhân tiểu tiện thoải mái, nước tiếu không nhiễm khuẩn, chụp niệu đạo ngược dòng và xuôi dòng không phát hiện chỗ hẹp, lưu lượng nước tiểu đạt 29ml/giây. Kết quả phải được đánh giá ổn định sau ít nhất là 5 năm.

Hẹp niệu đạo là một biến chứng hay gặp chủ yếu do chấn thương và viêm. Phòng ngừa các bệnh lây bằng đường sinh dục, xử lí đúng các chấn thương và vết thương niệu đạo đều có khả năng hạn chế biến chúng nguy hiểm này. Phẩu thuật viêm phải biết vận dụng các phương pháp điều trị thích hợp và theo dõi kết quả phẩu thuật trong nhiều năm để kịp thời điều trị biến chứng. và hẹp tái phát.

 

 

Bình luận

Thống kê