Giỏ hàng mini

Hiện bạn không có sản phẩm nào trong giỏ hàng.
Vào giỏ hàng

Niệu động lực học - Phần 1

Thời gian đăng: 30-03-2017 09:57 | 448 lượt xemIn bản tin

Niệu động lực học - Urodynamic studies


 
Định nghĩa

  • Niệu động lực học là khoa học khảo sát mối liên quan giữa áp lực và dòng tiểu trong quá trình chứa đựng và vận chuyển nước tiểu bên trong đường tiểu.
  • Urodynamics is the study of pressure and flow relationships during the storage and transport of urine within the urinary tract.

Chapple, MacDiarmid and Patel (2009)
 
Chức năng sinh lý của đường tiểu dưới

  • Đường tiểu dưới có 2 chức năng chính:
    • Chứa đựng nước tiểu,
    • Tống xuất nước tiểu.

 
Lịch sử phát triển niệu động lực học

  • Từ nghiên cứu thủy động lực học
  • Phương tiện đo niệu dòng đồ của Drake (1948)
  • Davis (1953) đề xuất khái niệm Urodynamic studies
  • Von Garrelts (1957): Phối hợp đo cả áp lực đồ bàng quang và niệu dòng đồ à phép đo áp lực - niệu dòng
  • Hinman, Miller & Bates (1960-1970) thêm kết hợp các phép đo niệu động lực học với màn huỳnh quang à videourodynamics
  • Các thế hệ máy niệu động lực học hiện đại: áp dụng những tiến bộ của công nghệ thông tin à hệ thống xử lý dữ liệu bằng kỹ thuật số (Analog-digital systems)

 
Giải phẫu đường tiểu dưới

  • Đường tiểu dưới bao gồm 2 cơ quan chính là bàng quang và niệu đạo,
  • Thực ra về giải phẫu chức năng chia làm: (1) cơ chóp bàng quang, (2) khối tam giác bàng quang – cổ bàng quang – niệu đạo sau (~ cơ thắt trong niệu đạo), (3) cơ vân quanh niệu đạo màng (~ cơ thắt ngoài niệu đạo), (4) ống niệu đạo


 
Chỉ định đo niệu động lực học
Niệu động lực học được chỉ định trong những trường hợp sau:

  1. Khi điều trị bảo tồn thất bại;
  2. Khi cân nhắc việc điều trị có tính chất xâm hại;
  3. Nhằm bảo vệ chức năng đường tiểu trên bằng cách tạo túi chứa áp lực thấp và nhằm kiểm soát nhiễm trùng niệu
  4. Nhằm đánh giá hiệu quả điều trị
  5. Nhằm huấn luyện ức chế ngược sinh học.

Yamanishi T, Yasuda K, Murayama N, Sakakibara R, Uchiyama T, Ito H.
Biofeedback training for detrusor overactivity in children. J Urol 2000;164:1686-90
 
PHÉP ĐO NIỆU DÒNG (uroflowmetry)

  • Là phép đo thông dụng nhất và duy nhất không xâm nhập (noninvasive) trong các phép đo niệu động lực học
  • B/n đi tiểu với một lượng tiểu thích hợp vào một phễu hứng của máy đo vốn được gắn kết với một máy biến năng để chuyển dữ kiện trong lượng nước tiểu thành dung tích rồi ghi lại thành biểu đồ với tốc độ mL/giây.


Các chỉ số cần khảo sát

  • Lượng tiểu (voided volume),
  • Tốc độ niệu dòng tối đa (maximal flow rate - Qmax),
  • Tốc độ niệu dòng trung bình (average flow rate – Qave)
  • Thời gian đạt Qmax (TQmax),
  • Thời gian đi tiểu (voiding time),
  • Thời gian dòng tiểu (flow time),
  • Dạng thức của biểu đồ

 

 
Niệu dòng đồ bình thường

  • Lượng tiểu cần ~ 150 – 550 mL. Nếu lượng tiểu < 150 mL hay > 550 mL, kết quả ghi nhận có thể bị sai lệch.
  • Qmax bình thường ~ 20 – 25 mL/giây đối với nam, 25 – 30 mL/giây đối với nữ.
  • Tốc độ niệu dòng trung bình ít được dùng hơn Qmax, nhưng hữu ích để hiệu chỉnh cho những trường hợp Qmax bị nhiễu (artifact).
  • Thời gian dòng tiểu & thời gian đi tiểu: Bình thường thời gian đi tiểu bằng với thời gian dòng tiểu < 30s. Khi dòng tiểu bị ngắt quãng nhiều đợt thì thời gian đi tiểu dài hơn thời gian dòng tiểu.
  • Thởi gian đạt Qmax bình thường < 1/2 thời gian dòng tiểu.
  • Niệu dòng đồ bình thường có dạng hình chuông úp ngược .

 
Một số hình ảnh uroflow
 




 
Chỉ riêng uroflowmetry không đủ cung cấp thông tin chính xác về tình trạng rối loạn chức năng đường tiểu dưới:

  • Pauwels (2005) khảo sát 4 nhóm BN nữ:
    • Són tiểu khi gắng sức, bị bàng quang tăng hoạt, trung niên khỏe mạnh, học sinh khỏe mạnh.
    • Kết quả cho thấy niệu dòng đồ có dạng thức bình thường trong 46%, 60%, 70% và 100% theo thứ tự.
    • Như thế, có khá nhiều phụ nữ bị rối loạn chức năng đi tiểu vẫn có thể có niệu dòng đồ bình thường.
  • Đối với những trường hợp có giảm tốc độ niệu dòng, chúng ta không chắc nguyên nhân là
    • bế tắc dòng ra (outlet obstruction) hay
    • suy yếu co bóp cơ chóp (detrusor  hypocontractility).
Bình luận

Thống kê